- VNPT muốn hỗ trợ tỉnh Tuyên Quang xây dựng Chính quyền số và đô thị thông minh
- VNPT khẳng định tuyến cáp biển SMW3 đã được khôi phục, Internet trở lại bình thường
- VNPT hợp tác với NTT Việt Nam triển khai giải pháp giáo dục thông minh Smart Education
Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch VNPT |
Ngày 26/12/2017, VNPT đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2018. Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên của VNPT cho biết, sau tái cơ cấu, công tác điều hành, quản trị doanh nghiệp của VNPT đã có những thay đổi mang tính đột phá, không những thể hiện tầm nhìn chiến lược mà còn có những chuyển biến căn bản đi vào chiều sâu, thúc đẩy hoạt động SX-KD của Tập đoàn.
Theo ông Trần Mạnh Hùng, năm 2017, VNPT đã tham gia mạnh mẽ và đóng vai trò dẫn dắt trong quá trình triển khai Chính phủ điện tử tại 61/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, phần mềm quản lý văn bản và điều hành (VNPT-eOffice) được sử dụng tăng gấp 4 lần, phần mềm một cửa điện tử (VNPT-iGate) tăng gấp 3 lần, Cổng thông tin điện tử (VnPortal) tăng 1,2 lần, phần mềm giáo dục tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2016.
“Năm 2017, VNPT chủ động đầu tư trực tiếp nâng cao chất lượng mạng lưới lắp đặt phủ sóng với số lượng trạm BTS lớn nhất từ trước đến nay. Năm 2017 đã phát sóng thêm trên 20.000 trạm di động 2G, 3G và 4G, nâng tổng số trạm toàn mạng lên xấp xỉ 75.000 trạm; tổng băng thông Internet quốc tế tăng hơn 83% so với năm 2016; tổng năng lực caching của VNPT tăng hơn 2,1 lần”, ông Trần Mạnh Hùng nói.
Người đứng đầu VNPT cho hay, doanh thu toàn Tập đoàn năm 2017 tăng 7% so với thực hiện năm 2016. Lợi nhuận toàn Tập đoàn tăng 21% so với thực hiện năm 2016 và đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp lợi nhuận của VNPT đạt mức tăng trưởng trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân của cán bộ, nhân viên Tập đoàn năm 2017 đạt 20,15 triệu đồng/tháng.
“Những con số này đã minh chứng cho những nỗ lực rất lớn của tập thể Lãnh đạo, CBCNV Tập đoàn VNPT, tiếp tục khẳng định Tập đoàn đã tái cấu trúc đúng hướng”, ông Hùng nhấn mạnh.
Với VNPT, 2017 là năm thứ hai thực hiện kế hoạch giai đoạn 2016-2020, năm tiền đề cho việc cơ cấu lại Tập đoàn giai đoạn 2017-2020 để tiến tới cổ phần hóa, đồng thời từng bước chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống thành nhà cung cấp giải pháp dịch vụ ICT.
VNPT khẳng định CNTT sẽ trở thành mảng kinh doanh mũi nhọn trong giai đoạn 2016 – 2020. Đến nay, VNPT đã trở thành đối tác chiến lược về viễn thông – CNTT với 52/63 tỉnh/TP. Trong năm 2017, Tập đoàn đã tiếp cận, giới thiệu, triển khai mô hình xây dựng thành phố thông minh tại 17 tỉnh/thành phố. Cuối tháng 10/2017, VNPT và UBND huyện đảo Phú Quốc chính thức công bố hoàn thành Giai đoạn 1 Đề án xây dựng thành phố thông minh Phú Quốc. Phú Quốc chính thức vận hành và hoạt động như một smart city. Tiếp đó, VNPT đã hoàn thành Đề án Đô thị thông minh cho TP.HCM và hoàn thành Đề án Du lịch thông minh cho Hà Nội.
Năm 2017, Tập đoàn tiếp tục thực hiện mục tiêu làm chủ phần thiết bị đầu cuối khách hàng, chủ động đảm bảo an toàn, an ninh mạng trên hệ thống, mảng sản xuất công nghệ công nghiệp sẽ được VNPT đẩy mạnh đầu tư và phát triển. Trong năm 2017, VNPT đã sản xuất trên 2,1 triệu sản phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm mới trong các lĩnh vực IoT, LTE, cảm biến…
Theo công bố của Công ty tư vấn chiến lược và đánh giá thương hiệu Brand Finance, VNPT và VinaPhone đều nằm trong Top 10 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam 2017: VNPT đứng thứ 3 với giá trị 726 triệu USD, VinaPhone đứng thứ 8 với giá trị 314 triệu USD (tăng một bậc và tăng 11% giá trị so với năm 2016).
VNPT cho biết, mục tiêu năm 2018, Tập đoàn sẽ tập trung phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin mang tính đột phá trong kinh doanh chuyển từ khái niệm nhà mạng viễn thông (Telco) sang nhà cung cấp dịch vụ truyền thông kỷ nguyên số (DSP) nhằm chuyển đổi sang kinh doanh các dịch vụ số, các dịch vụ giá trị gia tăng, CNTT, truyền thông và công nghiệp CNTT. Năm 2018, VNPT đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 10% so thực hiện năm 2017, tăng trưởng doanh thu từ 6,5% đến 8% so với thực hiện năm 2017.