Sản phẩm – Dịch vụ

Giải pháp Chính phủ điện tử SharePoint

Khái niềm cơ bản:
   Quy trình :
Quy trình là một quy định xem ai làm cái gì, làm như thế nào và làm khi nào.
Quy trình phát triển phần mềm : Là một tập hợp các hoạt động cần thiết được thực hiện bởi những người tham gia phát triển phần mềm theo thứ tự xác định nhằm biến các yêu cầu của người sử dụng thành các sản phẩm phần mềm:
Các yếu tố liên quan:

    Con người :
Những người trực tiếp tham gia phát triển phần mềm( là các nhà kiến trúc phần mềm, người phân tích thiết kế, lập trình viên, kiểm thử viên) cùng với những hỗ trợ, quản lý họ và khách hàng, người sử dụng, người đầu tư là những nhân tố con người trong một dự án và quy trình phát triển phần mềm.

    Dự án :
Là một phần mềm mang tính tổ chức nhằm quản lý việc thực hiện. Kết quả cuối cùng của dự án là sản phẩm phần mềm.
Sản phẩm: Là phần mềm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng, của người sử dụng hoặc người đầu tư.

    Công cụ :
Là các phần mềm khác, các kỹ thuật, phương tiện được sử dụng trong quá trình phát triển phần mềm.

    Tầm quan trọng :
       Một sản phẩm phần mềm không chỉ là mã máy hay chương trình nguồn của phần mềm. Một sản phẩm phần mềm bao gồm toàn bộ chương trình và các tài liệu, liên quan dến việc phát triển, bảo trì, kiểm thử và hướng dẫn sử dụng phần mềm đó. Quy trình phần mềm quy định các tài liệu, thông tin cần thiết phải xây dựng trong quá trình phát triển phần mềm, thời điểm thực hiện, phương pháp thực hiện cũng như các mẫu cho các tài liệu liên quan.

    Luồng công việc chính phát triển phần mềm.

     Mô hình nghiệp vụ:
Một trong những nhiệm vụ cơ bản khi bắt tay vào thực thi một dự án là phải xác định nghiệp vụ của người dùng.
Mục đích: Phải hiểu rõ được tổ chức của khách hàng, hiểu rõ được vấn đề hiện tại và tình trạng của hệ thống, đưa ra được mô tả được luồng công việc của nghiệp vụ. Đảm bảo được khách hàng và người dùng, đội phát triển có hiểu biết chung về hệ thống sẽ triển khai.

Giải pháp Chính phủ điện tử SharePoint

b. Luồng công việc chính phát triển phần mềm.

     Mô hình nghiệp vụ:
Một trong những nhiệm vụ cơ bản khi bắt tay vào thực thi một dự án là phải xác định nghiệp vụ của người dùng.
Mục đích: Phải hiểu rõ được tổ chức của khách hàng, hiểu rõ được vấn đề hiện tại và tình trạng của hệ thống, đưa ra được mô tả được luồng công việc của nghiệp vụ. Đảm bảo được khách hàng và người dùng, đội phát triển có hiểu biết chung về hệ thống sẽ triển khai.

    Công việc phải làm:
– Phỏng vấn khách hàng: Chuẩn bị sẵn những danh sách câu hỏi được thiết kế sẵn để đạt được hiểu biết về vấn đề hiện tại của hệ thống mà ta sẽ triển khai.
– Mô tả công việc và tìm xem những dịch vụ ban đầu của công việc đưa đến khách hàng là gì? Thiết lập công việc cụ thể, sau đó đưa ra được mô hình nghiệp vụ cần làm.

     Thu thập yêu cầu:
Trong quá trình phát triển dự án phần mềm,việc thành công hay thất bại của một dự án phụ thuộc rất nhiều vào khâu thu thập yêu cầu. Trong luồng công việc này, các yêu cầu của người dùng sẽ được đặc tả theo một cách mà các lập trình viên có thể dựa vào đó để hình dung và hiểu được các chức năng và cách hoạt động của hệ thống.

 

     Phân tích thiết kế:
– Xây dựng kiến trúc của hệ thống
– Phân tích các use cases
– Thực hiện các use cases
– Chi tiết các class
– Thiết kế CSDL
– Duyệt lại thiết kế

     Thực thi:
– Thực thi các phần mềm
– Sửa lỗi
– Tự kiểm tra
– Duyệt lại mã (code)

      Kiểm Thử:
– Kế hoạch kiểm thử
– Duyệt lại kế hoạch kiểm thử
– Kiểm thử
– Duyệt lại kết quả kiểm thử

      Triển khai:
– Triển khai các phiên bản
– Nhận phản hồi
– Theo dõi các vấn đề tồn tại trong các phiên bản
– Duyệt lại quá trình triển khai

       Quản trị dự án:
– Xác định kế hoạch sao chép dự phòng
– Duyệt lại môi trường và kế hoạch sao chép dự phòng
– Thực hiện sao lưu dự phòng

       Quản lý thay đổi:
– Xác định kế hoạch quản lý thay đổi
– Kiểm soát sự thay đổi của yêu cầu, môi trường, tài nguyên
– Duyệt lại các thay đổi

Kế hoach được đưa ra
(Submitted) -> được chấp nhân (approved) -> phân công (assigned) -> để ngỏ (opened) -> giải quyết (resolved) -> đóng (closed)

 

  Quy trình thiết kế phần mềm
1.Tìm hiểu khách hàng và ký kết hợp đồng, nhận đặt cọc hợp đồng
– Trao đổi những vấn đề liên quan qua điện thoại,email… hoặc gặp mặt trao đổi trực tiếp những vấn đề liên quan.
– Giới thiệu, đề ra những giải pháp tối ưu cho khách hàng.
– Thoả thuận và tiến hành ký kết hợp đồng.
– Nhận đặt cọc trước 50% tổng chi phí của dự án để bắt đầu tiến hành thực hiện dự án.
     2. Thu thập thông tin dự án
– Nhận thông tin nội dung do khách hàng cung cấp
– Thu thập thông tin thêm từ các nguồn khác
– Tổng hợp và xử lý thông tin trước khi tiến hành thực hiện dự án.
3. Phân tích thiết kế hệ thống, bao gồm:
– Phân tích nội dung, yêu cầu nghiệp vụ của từng doanh nghiệp khác nhau
– Phân tích các tính năng của chương trình
– Phân tích cơ sở dữ liệu
4. Phác thảo thiết kế.
– Tiến hành làm mẫu giao diện như phân tích ban đầu.
– Chỉnh sửa màu sắc cho phù hợp giao diện
     5. Khách hàng duyệt bản thử nghiệm.
– Khách hàng kiểm tra bản thử nghiệm lần một.
– Chạy thử những giao diện.
– Nêu vấn đề chưa được giải quyết, nêu ý tưởng mới cho chúng tôi.
     6. Chỉnh sửa bản thử nghiệm (nếu có)
– Tiến hành chỉnh sửa những vấn đề khách hàng chưa vừa ý về bản thử nghiệm.
– Thêm vào nhưng ý tưởng mới của khách hàng.
7. Khách hàng duyệt bản thử nghiệm lần 2 và chỉnh sửa lần 2 (duy trì các bước này đến khi nào khách hàng hài lòng với bản thử nghiệm)
– Khách hàng duyệt lần 2, kiểm tra những gì đã nêu ở lần trước.
– Nêu vấn đề trong lần chỉnh sửa thứ 2.
     8. Tiến hành lập trình các tính năng động, thiết lập cơ sở dữ liệu.
– Chỉnh sửa hoàn thiện bản chạy thử nghiệm.
– Lập trình phần động.
– Xây dựng cơ sở dữ liệu
     9. Lắp ráp tổng hợp và tiến hành chạy bản thử nghiệm lần một.
– Tiến hành lắp ráp cơ sở dữ liệu vào chương trình bản thử nghiệm.
– Hoàn thiện giao diện.
    10. Khách hàng duyệt tổng hợp lần cuối, chỉnh sửa lần cuối
– Khách hàng kiểm tra hoàn thiện lần cuối.
– Chỉnh sửa nhỏ lần cuối.
    11. Cập nhật thông tin mẫu
– Cập nhật nội dung mẫu của khách hàng.
– Điều chỉnh các tính năng cho phù hợp thực tế.
    12. Hoàn thành chương trình
– Hoàn thiện nội dung và giao diện chương trình
– Bắt đầu chạy trên hệ thống
    13. Bàn giao hệ thống và đào tạo kỹ thuật cho khách hàng
– Bàn giao bản quyền và chương trình khách hàng.
– Đào tạo kỹ thuật, giúp đỡ trong vấn đề quản trị.
    14. Kết thúc hợp đồng.
– Kết thúc hợp đồng, nhận thanh toán hết số tiền còn lại, xuất hoá đơn.
    15. Dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng.
– Liên hệ với khách hàng, kịp thời hỗ trợ những vướng mắc trong quá trình sử dụng hệ thống.