Theo báo cáo mới nhất của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF về 100 quốc gia sẵn sàng cho CMCN 4.0, Việt Nam không thuộc nhóm này và các chỉ số liên quan đến đổi mới sáng tạo còn ở mức thấp.
CMCN 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp tập hợp những động lực để thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật, mô hình kinh doanh mới trong sản xuất dựa vào nền tảng công nghệ và Internet. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách trong Chính phủ, các ban ngành và xã hội tại các quốc gia vẫn phải đối mặt với một loạt những kế hoạch “mới mẻ và không chắc chắn”.
Với sự ra mắt của CMCN vào năm 2011, Đức là một trong những nước khởi động đầu tiên trong việc tăng số hóa và kết nối các sản phẩm. Theo sau đó là hiệp hội 5.0 của Nhật Bản vào năm 2016 vẫn đang trong quá trình triển khai. Một trong những nỗ lực lớn đã được đưa ra trong năm vừa qua là Chiến lược công nghiệp của Vương Quốc Anh và Singapore với Index – kế hoạch chuẩn bị cho ngành công nghệp thông minh.
Các quốc gia hưởng lợi vượt trội
Trong bản báo cáo vào ngày 1/3 của WEF chỉ có 25 quốc gia đang đứng ở vị trí sẵn sàng cho CMCN 4.0 tập trung ở khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Á. Các nước này sẽ được hưởng lợi từ 75% sản lượng toàn cầu trong ngành chế tạo (WVA), đồng thời có khả năng tăng thị phần sản xuất trong tương lai.
25 quốc gia dẫn đầu bao gồm: Mỹ, Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Áo, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Israel, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Hà Lan, Ba Lan, Singapore, Slovenia, Tây Ban Nha.
25 quốc gia đang đứng ở vị trí sẵn sàng cho CMCN 4.0 tập trung ở khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Á, Thái Bình Dương. |
Trong nhóm chỉ có một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, Đức sẽ chiếm 70% doanh thu của thị trường robot toàn cầu – một trong những công cụ quan trọng và được sử dụng phổ biến trong CMCN 4, đặc biệt Đức, Nhật Bản và Mỹ sẽ thống trị về mặt hàng robot có giá trị cao.
Còn 58 nước ở mức độ sẵn sàng thấp, bao gồm khoảng 90% các nền kinh tế từ Châu Mỹ La Tinh, Trung Đông và Bắc Phi, Tiểu vùng Sahara Châu Phi và Eurasia. Các nước này sẽ chỉ chiếm 10% MVA trên toàn cầu và có nguy cơ bị tụt hậu.
10 nước còn lại bao gồm Ấn Độ, Mexico, Brazil, Indonesia và đáng ngạc nhiên nhất là Nga lại có nguy cơ không xác định được chiến lược sản xuất và phát triển năng lực rõ ràng về CMCN 4.0 trong tương lai.
Đối với Úc và 7 tiểu vương quốc thuộc Ả rập nằm trong nhóm có tiềm năng cao. Tuy các nước này đều có nền kinh tế với thu nhập cao và nguồn tài nguyên phong phú nhưng thách thức lớn nhất ở đây là liệu nhu cầu ở những nước này có đủ để tạo ra một cơ sở sản xuất tiên tiến trong những năm tới hay không?
Việt Nam nằm ở đâu trong khu vực Đông Nam Á?
Dựa vào các tiêu chuẩn nền tảng để đánh giá mức độ sẵn sàng nền sản xuất trong tương lai về các các yếu tố phát triển nhân lực và đổi mới sáng tạo thì Việt Nam bị các chuyên gia xếp vào nhóm các quốc gia yếu kém. Cụ thể trong bảng xếp hạng 100 nước trên toàn cầu:
– Đứng thứ 70/100 về nguồn nhân lực, 81/100 trong chỉ số về lao động chuyên môn cao và chất lượng đào tạo đại học ở thứ 75/100;
– Đối với việc đổi mới về công nghệ và sáng tạo (Technology& Innovation) Việt Nam chỉ đứng ở vị trí 90/100, hạng 92/100 về công nghệ nền (Technology Platform), hạng 77/100 về năng lực sáng tạo..
Nếu đặt trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng sau Malaysia (xếp hạng 23/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo và 21/100 về nguồn nhân lực), Thái Lan (41/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo, 53/100 về nguồn nhân lực) hay Philippines (59/100 công nghệ và đổi mới sáng tạo và 66/100 về nguồn nhân lực). Việt Nam chỉ xếp hạng gần tương đương Campuchia (có xếp hạng tương ứng 83/100 và 86/100).
Dưới dây là bảng tổng hợp một vài chỉ số cụ thể trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam:
Liệu với vị trí gần như là thấp nhất trong bảng xếp hạng thì chúng ta phải chờ bao lâu nữa mới được phủ sóng CMCN 4.0?